Các khóa tu học trực tuyến
với Yongey Mingyur Rinpoche



Chương trình


Cách Thực Hành Bát Nhã Tâm Kinh

Ngày 2-5 tháng 9

Bát Nhã Tâm Kinh là giảng lý ngắn gọn nhất và thâm sâu nhất của Đức Phật về tính không.
Chúng sao chép, nghiên cứu và trì tụng kinh điển này.
Nhưng quý vị đã thực hành nó và thấm nhuần được nó chưa?

Bát Nhã Tâm Kinh là cốt lõi của trí huệ Bát Nhã, chứa đựng những chỉ dẫn cốt lõi về thiền với tánh không.
Mỗi câu kinh đều là trí tuệ sống động có thể giải thoát tâm thức.
Sẽ thật đáng tiếc nếu chúng ta không thực hành nó!

Mingyur Rinpoche sẽ điểm qua những điểm chính của kinh trong 4 buổi học và hướng dẫn cụ thể về cách thực hành Bát Nhã Tâm Kinh. Đât là cơ hội tuyệt vời để thấm nhuần Bát Nhã Tâm Kinh, xin hãy trân trọng nó!

Tinh yếu của Kinh Kim Cương

1-3 và 9-10 tháng 10

Từ xưa đến nay, bộ kinh mà chúng ta tâm đắc nhất, có oai lực vô biên và chúng ta tin tưởng nhất, chính là Kinh Kim Cương.

Bởi vì tánh không là sự gia hộ tốt nhất, truyền thuyết kể rằng khi kinh Kim Cương có mặt ở một nơi nào đó, những con rồng hộ pháp cõi trờo sẽ cung kính nhiễu vòng quanh nơi đó như biểu lộ tự nhiên của kiết tường. Những lợi ích của Kinh Kim Cương bao gồm khả năng thu hút những kiết tường bên ngoài, bên trong và bí mật. Quan trọng nhất, nó cho khiến cho chúng ta có thể nhận ra tánh không.

Khi Lục Tổ Thiền tông ở Trung Quốc, Đại sư Huệ Năng, nghe thấy câu nói: “Chỉ nên phát tâm không chấp trước vào bất cứ điều gì” ngài đã tỉnh ngộ. Chúng ta cũng có cơ hội như vậy, nhưng chúng ta cần phải kết nối với kinh, để nó thực sự thâm nhập vào tâm chúng ta. “Vajra” có nghĩa là kim cương. Tánh không, giống như một viên kim cương, có thể phá hủy sự bám chấp cứng nhắc nhất vào những gì chúng ta tin là thực sự tồn tại. Năm nay, Mingyur Rinpoche sẽ hướng dẫn chúng ta thực hành Kinh Kim Cương trong suốt năm buổi học.

Hãy để “viên kim cương của tánh không” nhu nhuyễn nhưng mạnh mẽ phá hủy lớp vỏ vô minh của chúng ta để chân tánh của chúng ta được hiển lộ.


 

Thời gian của khóa học

Cách Thực Hành Bát Nhã Tâm Kinh
Hàng ngày 7: 00-8: 30 tối (giờ Việt Nam).

Tinh Yếu của Kinh Kim Cương
6.15-8 giờ tối hàng ngày (giờ Việt Nam)

 


 

LỆ PHÍ

Cả hai khóa học đều miễn phí. Chúng tôi rất biết ơn sự đóng góp của tất cả những người đã làm nên điều này.

 


Các câu hỏi thường gặp

https://cloud.tergarasia.org/s/yRKx8y0UT5YJhzY


 

Thông Tin Về Đăng Ký

Tinh yếu của Kinh Kim Cương: Không cần đăng ký khóa học này. Liên kết để tham gia Zoom Webinar:

ID ZOOM:879 4939 1123
Mật khẩu:999000

Các khóa học này được mở cho tất cả.

Mingyur Rinpoche sẽ giảng bằng tiếng Anh. Sẽ có dịch song song sang tiếng Quan Thoại Trung Quốc, Quảng Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bahasa Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Nga và Pháp. 

*Chúng tôi hoan nghênh mọi hỗ trợ cho các hoạt động của Tergar để làm cho những giáo lý Phật pháp được phổ biến rộng rãi hơn tới mọi người.  Mọi thắc mắc về quyên góp nên kết nối đến: donation@tergarasia.org

Giới thiệu về Yongey Mingyur Rinpoche

Yongey Mingyur Rinpoche sở hữu một khả năng hiếm có để có thể thuyết giảng trí tuệ cổ xưa của Tây Tạng một cách mới mẻ và hấp dẫn. Những bài giảng thâm sâu nhưng lại rất dễ tiếp cận cùng với khiếu hài hước vui nhộn đã khiến ngài được các đệ tử trên khắp thế giới yêu mến. Đặc biệt nhất, những bài giảng của Rinpoche kết hợp những kinh nghiệm cá nhân của chính ngài với nghiên cứu khoa học hiện đại, kết nối cả hai tới thực hành thiền.

Sinh năm 1975 tại vùng biên giới Himalaya giữa Tây Tạng và Nepal, Yongey Mingyur Rinpoche là một thiền sư đã đạt chứng ngộ và được nhiều người yêu mến. Từ khi còn nhỏ, Rinpoche đã bị cuốn hút vào thế giới của suy ngẫm quán chiếu. Ngài đã trải qua nhiều năm tuổi thơ trong các khóa nhập thất nghiêm ngặt. Năm 17 tuổi, ngài được mời làm thầy hướng dẫn tại trung tâm nhập thất 3 năm của tu viện, một vị trí hiếm khi có một vị lạt ma trẻ tuổi nào đảm nhiệm. Ngài cũng đã hoàn thành chương trình đào tạo Phật giáo truyền thống về triết học và tâm lý học, trước khi thành lập một học viện Phật giáo tại tu viện ở quê nhà miền bắc Ấn Độ.

Ngoài việc được đào tạo sâu rộng về các truyền thống thiền và triết học của Phật giáo Tây Tạng, Mingyur Rinpoche còn có mối quan tâm suốt đời đối với khoa học và tâm lý học phương Tây. Khi còn trẻ tuổi, ngài đã bắt đầu một loạt các cuộc thảo luận tự do với nhà thần kinh học nổi tiếng Francisco Varela, người đã đến Nepal để học thiền với cha của ngài, Tulku Urgyen Rinpoche.

Nhiều năm sau, vào năm 2002, Mingyur Rinpoche và một số thiền sư lâu năm khác được mời đến Phòng thí nghiệm Waisman về Cấu trúc và Hành vi của não tại Đại học Wisconsin-Madison, nơi Richard Davidson, Antoine Lutz, và các nhà khoa học khác đã kiểm tra các tác động của thiền lên não bộ của những thiền giả lâu năm. Kết quả của nghiên cứu đột phá này đã được báo cáo trên nhiều ấn phẩm được đọc nhiều nhất thế giới, bao gồm Địa lý Quốc tế (National Geographic) và Thời đại (Time).

Hiện tại, Mingyur Rinpoche giảng dạy khắp thế giới, tại các trung tâm ở cả 5 châu lục. Những câu chuyện rất chân thật và cũng thường rất hài hước về những khó khăn của chính ngài đã khiến ngài được hàng nghìn đệ tử trên khắp thế giới yêu mến.

Cuốn sách bán chạy nhất của ngài, “Sống Một Đời Vui: Mở khóa Bí mật và Khoa học Về Hạnh phúc”, đã ra mắt trong danh sách bán chạy nhất của New York Times và đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng. Cuốn sách gần đây nhất của Rinpoche là “Yêu thương cả thế giới: Hành trình của một nhà sư qua giai đoạn trung gian giữa cái sống và cái chết”, một câu chuyện hiếm có và chân thật về trải nghiệm cận kề cái chết của ngài và trí huệ thay đổi cuộc đời mà ngài nhận được từ đó.